21 tháng 3, 2014

THÔNG BÁO KHẨN

Qũy lớp lâu ngày quá chẳng ai hỏi han, buồn rảnh rỗi quá đi du lịch Ma Cao rồi không hẹn ngày gặp lại byebye k93BB yêu dấu

21 tháng 2, 2014

KỸ LUẬT HỌC SINH QUAY CLIP “Thầy – Trò” ĐÁNH NHAU- MỘT GỐC NHÌN KHÁC Sau vụ hỗn chiến “ Thầy – Trò” đường tăng, trường THPT Nguyễn Huệ - Bình Định đã có thông báo họp kỷ luật (phê bình, kiểm điểm) em học sinh, người mà có công rất lớn đưa sự thật đen tối ra ánh sáng cho công luận được biết đó là em học sinh dùng điện thoại quay lại clip vụ việc thầy đánh trò. Cấm mang điện thoại vào phòng học là đúng, nhưng trong trường hợp này nếu kỷ luật học sinh thì phải nhìn từ nhiều phía để thấy hết gốc cạnh giá trị và ý nghĩa của mọi việc làm của học sinh. Nếu chỉ nhìn vào hiện tượng học sinh mang điện thoại vào phòng học để kỳ luật thì cũng chưa xác đáng. Bởi lẽ, ngoài em học sinh đó nhà trường có biết còn bao nhiêu học sinh khác trong lớp hoặc lớp khác mang theo điện thoại vào lớp học? Chắc nhà trường đã biết, nhưng vì các em không sử dụng điện thoại để chơi Game hoặc gây mất trật tự nên nhà trường không xem xét kỷ luật. Vậy, em học sinh này trước đó cũng mang theo điện thoại như các em khác và cũng không chơi Game, không làm mất trật tự nên không thể kỷ luật em trong trường hợp này. Nếu việc kỹ luật học sinh được tính bắt đầu từ lúc quay clip đánh nhau, thì Hội đồng kỷ luật quên rằng: Chiếc điện thoại của em học sinh đó được dùng trong trường hợp cần thiết và thực sự mang lại ý nghĩa thiết thực cho nhà trường và xã hội thì lẽ ra phải THƯỞNG sao lại PHẠT. Nếu Hội đồng kỹ luật đứng trên quan điểm nhìn nhận từ nhiều gốc độ thì em học sinh đó lẽ ra không phải bị xử lý kỷ luật. Ngay cả thi tuyển sinh những năm gần đây, Bộ GD&ĐT còn cho phép thí sinh mang cả phương tiện quay phim vào phòng thi (phương tiện không có chức năng truyền dữ liệu để tránh làm lộ đề thi), chứng tỏ lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng rất cương quyết và ghi nhận vai trò quan trọng của chứng cứ tố cáo. Vậy, clip của em học sinh đó không phải là chứng cứ tố cáo hay sao, hay nhà trường xem đó là clip làm mất đanh dự, uy tín của nhà trường. Cũng vì nguyên tắc cứng nhắc, cách hành xử thiên lệch và thái độ bưng bít, sợ trách nhiệm của một bộ phận các cấp lãnh đạo dẫn đến những cách giải quyết không xác đáng mà người có công thường bị thiệt thòi. Hẵn chúng ta còn nhớ rất nhiều vụ tiêu cực, sai phạm phơi bày được nhờ chiếc điện thoại thông minh rồi chứ! Vụ gian lận thi Tốt nghiệp THPT Đồi Ngô-Bắc Giang; THPT Quang Trung – Hà Nội…nhưng để rồi người tố cáo như thầy giáo Đỗ Việt Khoa, Phạm Danh Ngọc…phải chật vật đối phó khi bị cấp trên trách cứ, bị xã hội kỳ thị mà phải rời khỏi ngành để mưu sinh nghề khác…Thật buồn thay, đó là những con người lẽ ra phải được tuyên dương, khen thưởng nhưng họ lại phải đón nhận những thiệt thòi mất mát về bản thân và gia đình. Trong trường hợp này, tác giả cũng liên tưởng rằng em học sinh quay clip trong vụ việc nêu trên cũng đang chịu số phận tương tự. Khi đang ngồi trên ghế nhà trường, bản thân các em đã nhận được sự tráo trở, giả dối, mất công bằng từ những người thầy, người lãnh đạo rồi thì làm sao mà giáo dục được các em nếp sống, nếp nghỉ ngay thẳng, chân thành cho được. Giá như hôm đó không có clip của chiếc điện thoại thì mọi việc xem như huề cả làng: nhà trường không bị mang tiếng, thầy giáo cứ vậy mà ngày càng phát xít hơn, gia đình cũng đâu biết con mình đi học bị đối xử như thế và rồi em học sinh quay clip đâu bị kỷ luật…nhưng chắc chắn một điều: các em học sinh vẫn tiếp tục được ăn những TÁT TAI của thầy giáo, cuối năm nhà trường đạt danh hiệu THI ĐUA, các vị lãnh đạo cuối năm thì nhận được GIẤY KHEN – BẰNG KHEN... Thật nguy hiểm, khi mỗi chúng ta tự đang lừa dối mình và xã hội bằng những vỏ bộc trơn tru, bóng loáng đến nỗi chỉ có sự trợ giúp của công nghệ mới phát hiện ra được. Nếu không có học sinh mang điện thoại vào phòng học thì đâu có phát hiện ra sự việc, vô tình đã tạo điều kiện cho một hành vi xấu của Thầy tồn tại đến báo giờ đây. Giá như hôm vừa rồi không có sự trợ giúp của chiếc điện thoại thì chắc chắn vụ việc không được đưa ra ánh sáng, và biết đâu đến một ngày nào đó sự bức xúc của các em không kiềm chế được dẫn đến án mạng thì sao, có ai nghỉ đến điều đó chưa ? Vậy, việc quay lại clip tố cáo là được hay mất? Được cái gì? Mất cái gì? Cái nào lớn hơn? Nếu chỉ nhìn gốc độ quy định của nhà trường thì kỷ luật học sinh là đúng, nhưng nếu nhìn gốc độ kết quả mang lại thì nên KHEN THƯỞNG cho em học sinh đó. Dung hòa giữa 2 điều ấy chúng ta phải xem xét sao cho cấn đối, hài hòa, có tình, có lý chứ đâu phải kỹ luật là xong. Qua hình thức xử lý kỷ luật của nhà trường cũng có thể cho thấy sự dằn mặt, răn đe của lãnh đạo đối với học sinh không phải là các em mang điện thoại vào lớp mà răn đe cái tội quay clip. Bởi lẽ, nếu kỹ luật vì học sinh mang điện thoại vào lớp thì đã kỹ luật từ lâu, và kỹ luật quá nhiều em rồi. Vậy, lâu nay nhà trường đã kỹ luật học sinh nào với tội danh như vậy chưa (đã học lớp 11 chắc chắn nhiều học sinh mang theo điện thoại). Trong trường hợp này, chắc chắn rằng Ban lãnh đạo trường THPT Nguyễn Huệ đã triệt tiêu được ý chí phản biện, tinh thần và thái độ tích cực của các em. Điều đó có nghĩa từ thời điểm này, dù bất cứ một việc gì có xảy ra trái với đạo đức hoặc luân thường đạo lý trong nhà trường đều được cho qua, bị bưng bít và không học sinh nào dám phản ánh. Với cách thức và tư tưởng quản lý như vậy thì lấy đâu ra tính tự chủ, sáng tạo của học sinh; lấy đâu ra tư duy phản biện và thái độ cầu thị … Tác giả hy vọng trong tương lai, những hình ảnh phản cảm như vụ việc vừa qua tại trường THPT Nguyễn Huệ - Bình Định chỉ còn xuất hiện trong câu chuyện của quá khứ mà thôi. Ngành Giáo dục cần hành động mạnh mẽ nhằm chấn chỉnh và khai tử những ung nhọt nhức nhối làm ảnh hướng đến hình ảnh cao quý vốn có của “ Giáo dục”. Các cấp quản lý phải phát huy hết trách nhiệm của mình theo đúng chức năng nhiệm vụ được giao để xã hội không còn đau lòng khi phải chứng kiến cảnh học sinh bị kỹ luật khi thu thập bằng chứng tố giác cái xấu. Hy vọng, trách nhiệm, thái độ, ý thức của mỗi cấp quản lý, của mỗi người trong xã hội luôn hướng tới một mục tiêu: Xã hội văn minh, an lành và hạnh phúc. Chúc cả nhà năm mới thắng lợi mới. T.Thái

31 tháng 12, 2013

KHOẢNH KHẮC ĐÁNG QUÝ

Thời khắc cuối cùng của năm 2013 đang được đếm ngược, mọi người đang háo hức đón nhận một sự mới mẽ đang đến gần. Thời gian trôi không bao giờ trở lại, trong mỗi chúng ta sẽ không bao giờ sống lại được với thời gian của năm cũ, và muôn đời nó sẽ là quá khứ hư vô. Dẫu biết, thời gian lúc nào mà chả là thời gian, nó trôi qua đời mỗi con người như một cách vô tình và không hề hối tiếc. Nhưng trong mỗi chúng ta, ai ai cũng có những hối tiếc cho riêng mình, vì thời gian luôn để lại những kỷ niệm thuộc về quá khứ mà ta không có thực. Khoảnh khắc còn sót lại của năm 2013 không còn nhiều, trong giây phút này mỗi chúng ta hãy chiêm nghiệm, hồi tưởng lại những gì tốt đẹp mà thời gian đã mang đến cũng như những sơ sẩy mà ta lỡ vướng vào để cho mỗi tâm hồn dạt dào cảm xúc. Giây phú này, mỗi chúng ta hãy hướng về nhau, hướng về một tập thể 93BB đầy kỷ niệm, để biết giá trị của những khoảnh khắc đáng quý của năm cũ. Chúc cả nhà vui vẽ, hạnh phúc tiễn biệt năm cũ và hân hoan đón chào năm mới trong niềm hạnh phúc – thắng lợi mới. T.Thái

23 tháng 12, 2013

TẬN CÙNG CỦA NỖI ĐAU VÀ SỰ BỨC XÚC. Những bức xúc từ vụ Hôi Bia ở Đồng Nai vừa khép lại thì xã hội lại chấn động bởi vụ bạo hành trẻ em ở TP HCM. Từ vụ này đến vụ khác, từ lĩnh vực này đến lĩnh vực khác cứ tiếp bước nhau xuất chúng lộ diện đã cho chúng ta thấy được những gốc khuất phản ánh đạo đức xã hội của một bộ phận người. Đứa con là khúc ruột đứt ra của mỗi người, là niềm hạnh phúc vô bờ bến của mỗi cặp vợ chồng, là tài sản vô giá mà tạo hóa đã ban tặng cho con người, là mầm non của tương lai “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Những đôi mắt tròn xoe hồn nhiên ngơ ngác, những bước đi chập chững đầu đời của các cháu luôn cần được sự chăm sóc cẩn thận, tận tình để các cháu lớn khôn theo thời gian. Lẽ ra, các cháu luôn được sống trông môi trường tràn đầy tình yêu thương, nhân ái và chở che của người lớn. Tình mẫu tử là thiêng liêng và cao cả hơn hết, sự lớn lên từng ngày của trẻ luôn là niềm hạnh phúc, ước ao và mong chờ của tất cả mọi người từng đã nuôi con. Dù khó khăn đến đâu thì tình cảm và sự cưu mang của người mẹ dành cho con trẻ là vô bờ bến “Bên lạnh mẹ nằm, bên ấm con lăn”. Sự hy sinh là thế, và niềm hạnh phúc mông mõi là thế nhưng sự đối đãi của bảo mẫu lại quá phù phàng với các cháu. Nhìn cảnh tượng nhồi cơm, ép cháo các cháu của bảo mẫu thì không ai cầm được nước mắt và uất hận. Sự uất hận càng dâng trào khi những miếng cơm bị nôn ra lại được nhồi nhét trở lại, những thìa sửa không nuốt nỗi lại bị bịt mũi để ép vào.v.v. Thái độ vô cảm đến lạnh người và sự nhẫn tâm đến không tưởng của những con người được mang danh là bảo mẫu, được cho là đã trưởng thành về đạo đức, nhân cách và được rèn dũa trong môi trường giáo dục, đào tạo có bằng cấp, có bài bản thì không ai tin đó là sự thật. Thoạt nhìn tấm bằng thì ai cũng hài lòng về chuyên môn và yên tâm về đạo đức vì họ đã có võ bọc “Chuyên môn, bài bản”. Một quá trình được giáo dục ở phổ thông, bốn năm Đại học và mười năm trong nghề, hơn nữa bảo mẫu đang làm mẹ của 2 con nhỏ chừng đó yếu tố cũng đã đủ để bảo mẫu hoàn thiện nhân cách, đạo đức nghề nghiệp. Nhưng thay, cái mà bảo mẫu cho xã hội thấy chỉ là kết quả âm của quá trình giáo dục và tự hoàn thiện mình, vậy đến bao lâu nữa bảo mẫu mới là bảo mẫu đúng nghĩa. Nhìn lại cuộc chiến không cân sức giữa bảo mẫu và các cháu, giữa những người có vũ khí trang bị là “bằng cấp, bài bản” với những con người mà những bước đi còn chập chững, không có khả năng tự bảo vệ mình trước những tình huống dù là nhỏ nhất đã cho chúng ta thấy sự đáng thương đến chừng nào. Những ai khi nhìn thấy những cảnh tượng này đều không thể cầm được nước mắt, bởi lẽ họ có một bầu nước mắt chứa chan cảm xúc để khi cần thì chia sẽ và cảm thông với sự đau thương của người khác. Chỉ những con người mà “nước mắt” đã biến thành “nước miếng” khỏa lấp trên vành môi điêu ngoa, ngon ngọt mới không làm được những điều lương thiện mà mỗi con người cần có. Trong thời kỳ Trung cổ, những người mắc trọng tội mới bị đem ra nhục hình hay tra tấn, khi nghỉ đến điều này tác giả cứ liên tưởng rằng các cháu đang bị đối xử như thế. Nhìn những hành động của bảo mẫu: Tát tai, đè đầu, bóp mũi hoặc thả vào thùng nước…càng thấy sự vô cảm đến lạnh lùng mà không thể cảm thông. Lẽ ra bữa ăn của cháu phải được đầy đủ dưỡng chất, phải được nhâm nhi thưởng thức từng thìa cháo, đằng này…Người đời có câu nói “ trời đánh tránh bữa ăn”, với người lớn là thế thì tại sao với các cháu bảo mẫu lại vô tâm, tàn nhẫn đến vậy. Lẽ ra được ăn và ăn ngon là sự thích thú, hạnh phúc của các cháu nhưng các bảo mẫu đã tước đoạt và thay vào đó là những nhục hình vô tâm. Có lẽ, sống với bảo mẫu các cháu không ăn, không uống sữa mới là niềm hạnh phúc là thích thú; thà rằng nhịn đói còn hơn bị đánh đòn. Cũng rất may, trong vụ này chưa có cháu nào phải bị sặc cháo dẫn đến tử vong hay phải nhận thương tật vĩnh viễn. Giá như không có sự vào cuộc của báo chí thì chắc cả cuộc đời của Bảo mẫu có lấy được một ngày làm người lương thiện hay không, hay là ngày càng ác độc hơn, càng nhẫn tâm hơn. Giá như các cháu phải sống trong môi trường giáo dục như thế đến những ngày mãn khóa học thì liệu rằng nhân cách, đạo đức các cháu có phát triển hướng thiện hay là các cháu lớn lên bị ảnh hưởng bởi khuôn mẫu vô tâm đó. Giá như những giọt nước mắt bảo mẫu được khơi chảy từ lâu để cho tâm hồn của bảo mẫu lan tỏa lòng vị tha và độ lượng thì còn đâu nông nỗi này. Giá như, giá như và giá như…Trong cuộc sống, sự quá đà không được thức tĩnh ở bất kỳ lĩnh vực nào đều có thể đưa đến những hệ lụy và hối hận khi đã nhận ra. Đến bây giờ khi đã nhìn đời qua những song sắt, những giọt “nước mắt” muộn màng và những cụm từ “ giá như” của bảo mẫu có thể được coi là giá trị thực về đạo đức, nhân cách hay không. Lau nay, nhưng giọt nước mắt đó đã đi đâu, hay là nó đã biến thành những giọt “nước miếng” mùi mẫn với gia đình các cháu để che lấp những vết bầm tím trên da hay những vết sẹo trên má các cháu. Nhìn những cháu nhỏ chống lại sự đọa đày trong vô vọng bởi những con người có “học”, có “tuổi” nhưng không có “tâm” càng cho ta thấy sự giáo dục và tự giáo dục cần được thức tỉnh và hoàn thiện hơn. Vì mưu sinh cuộc sống, vì miếng cơm manh áo mà mỗi người mẹ phải đành gửi con mình cho người khác trong nom, sự kỳ vọng duy nhất của người mẹ vào các bảo mẫu chỉ là “sự chăm sóc tận tình dành cho các cháu”. Điều mong mõi đó có vẽ quá ư là bình thường nhưng thời gian qua đã có nhiều cơ sở giáo dục mầm non không làm nỗi. “Cái gương”, “cái giá” phải trả thời gian gần đây đã được nêu ra quá nhiều nhưng đã còn bao nhiêu người chưa học hoặc không chịu học. Dẫu biết “nhân vô thập toàn” nhưng không thể vì thế mà biện hộ cho những hành động không thể tha thứ ở một bộ phận người. Vì rằng, khi đã là “con người” thì nền tảng đạo đức, nhân cách, văn hóa cần và đủ tối thiểu cho cuộc sống xã hội là phải có. Tất cả những hành vi, biểu hiện đi ngược với thuần phong mỹ tục, đạo đức lối sống cần được cộng đồng xã hội lên án và loại trừ để xã hội vươn tới “nhân ái, độ lượng, anh lành và hạnh phúc”. Những ngày của năm cũ sắp qua đi, mỗi chúng ta không ai có thể sống lại những thời khắc của quá khứ cả, dù rằng quá khứ chỉ xuất hiện trong hoài niệm của mỗi người, song những gì đã xảy ra đối với cơ sở mầm mon Phương Anh chắc hẵn đã để cho xã hội một dư âm không tốt, một khoảng lặng buồn khó phai. Hy vọng, những điều như thế và tương tự không còn tồn tại thực trong tương lai. Chúc cả nhà đón một Noel tràn đầy ơn Chúa và mẹ Maria. Chúc một năm mới an lành, hạnh phúc. T.Thái

17 tháng 12, 2013

La lành đùm lá rách-Tục ngữ Việt Nam

Đọc bài của bạn Thái mà cảm động, k93BB vẫn có nhiều con người chưa đánh mất đi bản sắc dân tộc mình. Thấy bạn bức xúc vì người "Hôi bia", thấy bạn hả hê vì họ bị trừng phạt mình cảm nhận được tấm lòng nghĩa hiệp, chính trực của một con người "giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha". Cho dù ta không làm được gì nhưng đó là những tình cảm nên có để thanh lọc cuộc sống ô trọc như hiện nay. Bạn yên tâm bên cạnh những con người "Hôi của" đó vẫn còn có những tấm lòng hảo tâm đã giúp đỡ anh hơn 220 triệu đồng để anh vượt qua hoạn nạn. Dân tộc Việt Nam ta, từ bao đời nay luôn có truyền thống đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong khó khăn hoạn nạn mà chúng mình đã được thầy cô truyền dạy thời học trò để bây giờ chúng ta có thể áp dụng vào cuộc sống. Dẫu đâu đó vẫn còn rơi rớt lại nhiều hiện tượng không tốt, không đẹp nhưng biết làm sao được, xã hội mà, người thế này, người thế khác, thế nhưng cái chính hãy tin vào Đảng và chính phủ, nhà nước chúng ta sẽ giải quyết tốt những vụ việc xảy ra để đưa đất nước mình ngày một hoàn thiện hơn, sánh vai với cường quốc năm châu như Bác Hồ thường mong đợi. Chuẩn bị bước sang một năm mới nữa rồi, chúc các bạn sức khỏe, hạnh phúc, chúc bạn Thái ấm áp hơn trong vòng tay yêu thương của chúa trong mùa noel này. ĐHiền.